Những năm gần đây, nhu cầu khám, tham vấn và trị liệu bệnh tâm lý đang ngày càng gia tăng. Điều này cho thấy ngành Tâm Lý Học đang phát triển mạnh mẽ và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tương lai. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó là thực trạng đáng báo động: con người trong xã hội hiện đại ngày càng gặp nhiều vấn đề về tâm lý.
![]() |
Bệnh Tâm Lý ở xã hội hiện nay đang ngày một phổ biến |
Vậy bệnh tâm lý là gì? Chúng ảnh hưởng đến con người ra sao, và làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
{tocify} $title = {Mục lục bài viết}
Bệnh Tâm Lý Là Gì?
Bệnh tâm lý hay còn gọi là "Rối loạn tâm thần" là các bệnh lý liên quan đến sự rối loạn về mặt nhận thức, điều chỉnh cảm xúc và kiểm soát hành vi của một cá nhân. Người mắc bệnh tâm lý thường có những biểu hiện như:
Cảm xúc không ổn định, dễ lo lắng, buồn bã hoặc tức giận quá mức.
Tâm trạng tiêu cực kéo dài, thường xuyên tự trách, mất động lực, thiếu kỳ vọng bản thân..
Hành vi bất thường, có thể tự làm hại bản thân, kích động không thể hoặc không biết kiểm soát hành vi.
Tóm lại, bệnh tâm lý là tên gọi chung của các rối loạn liên quan đến sức khỏe tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Những Nguyên Nhân Dẫn Đến Sự Gia Tăng Vấn Đề Tâm Lý
1.Áp Lực Công Việc Và Cuộc Sống
Cuộc sống hiện đại với nhịp độ nhanh, nhiều kỳ vọng về thành công khiến con người dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu.
Những người trẻ phải đối mặt với áp lực về sự nghiệp, học tập, tài chính, gia đình....
Môi trường làm việc căng thẳng, thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống dẫn đến kiệt sức (burnout).
2. Sự Phát Triển Của Công Nghệ Và Mạng Xã Hội
Việc lạm dụng mạng xã hội làm gia tăng sự so sánh, khiến con người cảm thấy tự ti và cô đơn hơn. Khi có quá nhiều người thành công trong cuộc sống, hạnh phúc trong công việc liên tục xuất hiện qua các bài đăng cá nhân, bài PR hình ảnh vô tình tạo cho chúng ta cảm giác thất bại và dần dần thu mình lại với xã hội, cảm thấy bản thân mình vô dụng tầm thường.
Tiếp xúc quá nhiều với tin tức tiêu cực dễ dẫn đến lo âu, trầm cảm. Các nhà Marketing Khai thác tâm lý con người là thích chú ý vào những thông tin ngắn, dễ dàng tiếp nhận, giật gân mang tính Drama. Từ đó sử dụng các bài viết chứa thông tin tiêu cực để thu hút người xem vô hình chung tạo ra một môi trường xã hội ảo đầy những tiêu cực ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu thụ thông tin.
Lối sống ít vận động do dành quá nhiều thời gian trước màn hình, nuông chiều bản thân trong nghỉ ngơi ăn uống,.. cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Thể chất luôn là vấn đề quan trọng cho sự vận hành cơ thể con người một cách bền bỉ. Khi cơ thể thiếu vận động, thiếu rèn luyện lâu dài sẽ tạo ra thói quen lười biếng không dám đương đầu với khó khăn thử thách dẫn đến việc thiếu động lực trong cuộc sống luôn nghỉ mình thất bại khi vừa bắt đầu.
![]() |
Mạng xã hội tấn công đến tâm lý con người |
3. Thiếu Kết Nối Xã Hội Thực Sự
Đô thị hóa nhanh, công việc bận rộn khiến con người ít có thời gian dành cho gia đình và bạn bè. Cảm thấy rằng sau thời gian làm việc để đuổi kịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế khiến môi trường xã hội của chúng ta ngày càng có chiều hướng xấu đi khi người trẻ hiện nay dần mất kết nối với mọi người xung quanh.
Sự thiếu thốn tình cảm, thiếu chia sẻ làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý. Do tự tách biệt bản thân với xã hội, gia đình, bạn bè đại đa số chúng ta tìm cách giải quyết các vấn đề của mình bằng sự im lặng, thiếu sự thấu hiểu của những người xung quanh và chia sẽ lâu dần chúng ta đắm chìm trong sự ngộ nhân cô đơn và thiếu kết nối.
4. Biến Động Về Kinh Tế - Xã Hội
Các cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát, chiến trang, thiên tai, dịch bệnh như COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của nhiều người trên toàn thế giới. Đây là tình trạng chung mà nhân loại đang phải đối mặt ở thời điểm hiện tại.
Tình trạng thất nghiệp, mất mát người thân, áp lực tài chính cũng là nguyên nhân chính gây rối loạn tâm lý.
Các Loại Bệnh Tâm Lý Phổ Biến
1.Trầm cảm: Tâm trạng buồn bã kéo dài, mất hứng thú với cuộc sống, có thể dẫn đến ý nghĩ tự tử.
2.Rối loạn lo âu: Luôn cảm thấy sợ hãi, lo lắng quá mức dù không có nguy hiểm thực sự.
3.Rối loạn lưỡng cực: Xen kẽ giữa giai đoạn hưng phấn và trầm cảm.
4.Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD): Xuất hiện sau khi trải qua biến cố lớn như tai nạn, bạo lực, mất người thân.
5.Rối loạn tâm thần phân liệt: Người bệnh có ảo giác, hoang tưởng, không phân biệt được thực tế.
6.Rối loạn ăn uống: Biểu hiện qua chứng chán ăn hoặc ăn uống mất kiểm soát.
7.Rối loạn hành vi xã hội: Xu hướng hành vi tiêu cực, chống đối xã hội.
8.Rối loạn phát triển thần kinh: Thường gặp ở trẻ em, ảnh hưởng đến khả năng học tập và giao tiếp.
Dấu Hiệu Nhận Biết Một Người Đang Gặp Vấn Đề Về Tâm Lý
- Thay đổi tâm trạng đột ngột: Buồn bã, tức giận hoặc lo âu quá mức.
- Mất hứng thú với cuộc sống: Không còn quan tâm đến công việc, sở thích cá nhân.
- Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ kéo dài hoặc ngủ quá nhiều.
- Thay đổi cân nặng bất thường: Chán ăn hoặc ăn uống mất kiểm soát.
- Hành vi tự làm hại bản thân: Cắt tay, tự gây thương tích hoặc có ý nghĩ tự tử.
- Khó tập trung, giảm hiệu suất công việc.
Nếu bạn hoặc người thân có các dấu hiệu trên, hãy tìm đến sự trợ giúp chuyên nghiệp từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.
Những Phương Pháp Cải Thiện Vấn Đề Tâm Lý
1. Liệu Pháp Tâm Lý
- Tư vấn và trị liệu tâm lý giúp người bệnh hiểu rõ vấn đề của mình và tìm ra cách đối phó phù hợp.
- Các phương pháp phổ biến: Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT), liệu pháp hành vi biện chứng (DBT)…
2. Dùng Thuốc Khi Cần Thiết
- Một số bệnh tâm lý nặng cần điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Các loại thuốc phổ biến: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, thuốc ổn định tâm trạng,..
- Để sử dụng được thuốc cần có được sự tham vấn điều trị từ Y,Bác sỹ chuyên môn không được tự ý điều trị tránh gây tiêu cực trong điều trị.
3. Tập Luyện Thể Chất Và Dinh Dưỡng Hợp Lý
- Vận động thường xuyên giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng.
- Chế độ ăn uống lành mạnh hỗ trợ hoạt động của não bộ.
- Rèn luyện não bộ qua học tập, đặt mục tiêu và đạt mục tiêu,..
- Xây dựng vòng tròn cuộc sống
4. Xây Dựng Lối Sống Lành Mạnh
- Hạn chế sử dụng mạng xã hội quá mức.
- Dành thời gian cho gia đình, bạn bè, xây dựng mối quan hệ tích cực.
- Thiền định, tập yoga giúp ổn định tinh thần.
- Chạy bộ, bơi lội, đạp xe,...
- Tham gia các hội nhóm những người cùng chí hướng để lắng nghe cải thiện mối quan hệ xã hội.
- Tránh xa thuốc kích thích, chất gây nghiện...
- Yêu và được yêu.
Kết Luận
Bệnh tâm lý không phải là vấn đề xa lạ mà là một thực trạng đáng quan tâm trong xã hội hiện đại. Việc hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị sẽ giúp mỗi người có hướng đi đúng đắn để cải thiện sức khỏe tinh thần. Nếu bạn đang gặp khó khăn, đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia.
Author: Y sĩ Nguyễn Công Dương
Đã từng trầm cảm và tiếp tục chiến đấu với nó, nên mình thấy bài viết của tác giả rất đúng với mình. Vì tự so sánh bản thân với bạn bè, kỳ vọng cao, ham muốn nhiều, để rồi khi sức lực của bản thân chẳng đủ, không đạt được thứ mình mong muốn, tự áp lực bản thân, chê bai chính mình, rồi dần cô lập...
Trả lờiXóaTính sĩ diện cao là thứ vừa dìm mình xuống nhưng cũng nâng mình lên, nó làm mình thấy bản thân vô dụng, nhưng nó cũng nhắc mình không được liên lụy tới người khác. Nên khi có ý nghĩ không hay, mình liền nghĩ tới việc phải hoàn thành xong chuyện này chuyện kia, để lúc đi rồi thì gia đình không phải dọn dẹp thay mình. Thật quái đản, nhưng nhờ tính sĩ diện (hoặc trách nhiệm :)))) ) nên đến giờ mình vẫn còn thở để viết bình luận này.
Một phần nữa là bên cạnh mình có hai người bạn rất tuyệt vời, hai bạn ấy không phán xét và luôn đồng hành bên cạnh mình. Chạy bộ và đạp xe cũng giúp mình rất nhiều. Ngồi ngắm trời mây, viết nhật ký hay đọc sách cũng giúp tâm trí mình thư thả hơn. Cho nên là...
Bạn ơi, cuộc sống này vô thường lắm. Nỗi buồn cũng như niềm vui, không gì kéo dài mãi mãi cả, rồi niềm đau ấy sẽ qua, cho nên, bạn hãy cố gắng, thêm một xíu nữa, một xíu nữa thôi nhé.
Cố gắng từng ngày và không bao giờ được bỏ cuộc. Mọi vấn đề đều sẽ vượt qua.
Xóa