Thối Não (Brain Rot) - Khi tư duy bị lãng phí vì những thông tin tầm thường

        Trong thời đại thông tin tràn ngập khắp nơi, chúng ta rất dễ rơi vào trạng thái "Thối não" một trạng thái cạn kiệt tư duy, mất cảm hứng sáng tạo, mất cảm hứng học hỏi rơi vào trạng thái lạc lõng thiếu động lực sống khi bị bao vây bởi những thông tin tầm thường và không cần thiết.
         Thối não (Brain Rot) được từ điển Oxford công bố là "Từ khóa nổi bật năm 2024" đây không chỉ là một từ khóa đơn thuần, mà còn mang ý nghĩ ẩn họa có nguy cơ phá hủy không chỉ một thế hệ nếu không được nhìn nhận đúng cách. Vậy chúng ta nên nhìn nhận hiểu và phòng ngừa hiểm họa này như thế nào ?


Thối não (Brain Rot - Sự cạn kiệt tư duy từ những thông tin tầm thường trên mạng xã hội.
{tocify} $title = {Mục lục bài viết}


Thối não (Brain Rot) là gì?

    Thối Não (Brain Rot) được định nghĩa là sự suy giảm về tinh thần hoặc trí tuệ của một người, đặc biệt khi đó là kết quả của việc tiêu thụ quá nhiều thông tin nội dung tầm thường không có giá trị (đặc biệt là nội dung trực tuyến hiện nay). Cụ thể hơn là từ này dùng để chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe tin thần của một người khi dễ dàng tiếp nhận những nội dung trực tuyến có chất lượng thấp và mang giá trị  tầm thường trên Internet.

    Đây là từ khóa được Nhà xuất bản đại học Oxford, một đơn vị sản xuất từ điển Tiếng Anh Oxford của Vương Quốc Anh công bố là "Từ khóa của năm 2024" dựa trên kết quả bình chọn "Từ của năm" thường niên nhằm nghiên cứu xu hướng tìm kiếm thông tin nổi bật trên Internet qua từng năm. Khi "Thối não (Brain rot) được công bố là từ khóa nổi bật của năm thì đánh lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng sử dụng mạng Internet một cách thái quá dẫn đến nhiều hệ lụy cho thế hệ trẻ ngày nay.
 

Hiện trạng sử dụng mạng xã hội

    Khảo sát về dữ liệu dân cư toàn cầu từ Liên Hiệp Quốc (UNWPP) chỉ ra rằng, dân số thế giới hiện nay là 8,08 tỷ người,trong đó có 5,04 tỷ người dùng mạng xã hội, có nghĩa là số người dùng mạng xã hội chiếm 62,3% dân số trên thế giới.

    Riêng ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của một cuộc điều tra xã hội, có tới 90% thanh thiếu niên sử dụng một hay nhiều tài khoản mạng xã hội như facebook, zalo,Instagram, Twiter, Theard,.. 56% người trẻ truy cập vào facebook cả ngày, 52 % người trẻ cho rằng họ đã quá đam mê mạng xã hội và bị cuốn hút bởi nó, gần 40 % số thanh thiếu niên dùng mạng xã hội để tham gia, chia sẽ những thông tin nhạy cảm, sô ít người trẻ dùng mạng xa hội phục vụ cho công việc học tập trao đổi tìm kiếm thông tin.

    Số tài khoản tham gia mạng xã hội không chỉ riêng ở lứa tuổi thanh thiếu niên (Gen Z, Gen Y mà còn ở những nhóm người thuộc các nhóm lứa tuổi khác như ta thường gọi là 9x,8x hay 7x cũng tiếp cận và sử dụng công nghệ ngày càng nhiều hơn tạo nên sự đa dạng về số người sử dụng Internet và mạng xã hội

    Xét theo nhiều khía cạnh thì đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng khi chúng ta đã và đang làm tốt vai trò hội nhập quốc tế phát triển phù hợp với thời đại công nghệ số 4.0. Tuy nhiên mặt trái của nó là hệ lụy của xã hội nếu chúng ta bị cuốn hút vào mạng xã hội và quên rằng mình đang sống ở thế giới thực tại và mình cần phải học hỏi nâng cấp nhiều kỹ năng sống, làm việc để phát triển chứ không phải đắm chìm vào những cuộc tranh cãi hay những video giải trí tầm thường trên nền tảng trực tuyến.

Sự bùng nổ của thông tin kỹ thuật số 

    Ngày nay việc tiếp cận thông tin đã trở nên rất dễ dàng chỉ với một thiết bị thông minh có thể kết nối Internet. Chúng ta có thể truy cập tất cả thông tin được phép trên các công cụ tìm kiếm, nền tảng khác nhau. Từ việc đọc báo, học tập, mua sắm trò chuyện, làm việc,... hầu như tất cả các vấn đền trong cuộc sống đều có thể giải quyết trên mạng Internet.
 
    Nhiều nhà sáng tạo nội dung trực tuyến đã và đang gia nhập vào ngành công nghiệp kỹ thuật số qua việc tạo nên nội dung thu hút người xem tăng lượt tương tác và tạo nên sự nổi tiếng gặc hái được thành công trên Internet. 
    
     Việc này dẫn đến việc lượng nội dung hằng ngày được đẩy lên mạng xã hội rất lớn đa dạng về lĩnh vực, kiến thức, góc nhìn, mục đích nội dung,... điều này khiến cho Internet nói chung hay mạng xã hội nói riêng dần dần trở thành một "bãi rác thông tin" mà ở đó người dùng thông thái phải tìm kiếm những nội dung có giá trị. 


Con người bị cuốn hút bởi những thông tin ngắn tràn lan trên mạng xã hội 

Hệ lụy của những thông tin tầm thường

    Con người rất thích được nghỉ ngơi thư giản và dễ bị cuốn hút bởi những thông tin ngắn mang xu hướng hay sự tò mò hiếu kì về một điều gì đó trên mạng Internet. Hầu như các thông tin được truy cập trên nhiều Internet thuộc nhóm các nội dung trao đổi mua bán, trò chuyện trực tuyến và đặc biệt nhóm nội dung giải trí chiếm tỉ lệ áp đảo.Thói quen lướt mạng xã hội mỗi ngày khiến não bộ bị bão hòa bởi thông tin rác, làm suy giảm khả năng tư duy và xử lý vấn đề. Vậy điều gì xảy ra khi mỗi ngày chúng ta đều để bộ não của mình thư giản ? 
    
    Việc tiêu thụ mỗi ngày một lượng lớn thông tin không mang giá trị khiến não bộ chúng ta ngày càng ì ạch và sa sút trí tuệ. Khi tiếp xúc với một vấn đề khó khăn thay vì tìm cách giải quyết vấn đề nhanh chóng thì đa số chúng ta lựa chọn thư giản và nhìn nhận vấn đề đó là một điều khó khăn sẽ thực hiện sau, không chủ động tư duy suy nghĩ tìm cách giải quyết các vấn đề mà luôn chần chừ chờ đợi phương pháp làm ngắn hơn nhanh hơn hay nhờ sự giúp đỡ.

       Nhiều lúc chúng ta luôn cảm thấy kiệt sức, mệt mõi không còn động lực làm bất kể điều gì vì trong trí não của ta đã làm việc quá sức qua việc tiêu thụ quá nhiều thông tin trong một ngày từ việc lướt mạng xã hội. Đây là tình trạng chung của đại đa số người trẻ hiện nay, họ luôn trong trạng thái mệt mõi dù đã có rất nhiều thời gian nghĩ ngơi thư giản. Nghĩ ngơi thư giản nhưng não bộ vẫn hoạt động hết công suất để tiêu thụ những thông tin mà chúng ta cho rằng nó là giải trí.
    
        Sự thành công của các nhà sáng tạo dung trực tuyến là một điều khá là hoan nghênh và hưởng ứng. Khi ngày càng có nhiều người tham gia con đường sáng tạo nội dung và ước mơ trở thành nhà sáng tạo nội dung. Một việc đáng lo ngại ở đây khi đa số những người tham gia mạng xã hội là nhóm người trẻ những người đang còn trên ghế nhà trường, giảng đường đại học hay vừa bắt đầu đi làm họ dễ có những suy nghĩ hướng đi lệch lạc về con đường sự nghiệp của mình và cách ứng xử đối với xã hội qua những nội dung kém chất lượng không mang giá trị tích cực. 

        Mạng xã hội hiện nay như một "bãi rác thông tin" bạo lực, quấy rối, tin giả, lừa đảo, bán hàng,... việc tiếp xúc và phân loại các nội dung này là một thách thức đối với nhóm người thiếu kỹ năng và kinh nghiệm sống đặc biệt là những người trẻ hiện nay.Từ đó họ dễ bị dẫn dắt, ảo tưởng về hành động của mình và tệ hại hơn là làm theo những điều họ xem được và cho rằng đó là sự thành công bản thân họ đạt được. Sự dễ dại  thu nạp những nội dung tầm thường có thể khiến bản thân người trẻ dần trở nên tầm thường, thiếu đạo đức, thiếu suy nghĩ, thiếu kỹ năng sống và mất dần giá trị văn hóa cộng đồng. 
    
         Thế hệ gen Z, Y là nhóm người tự tin, năng động, sáng tạo, luôn muốn tìm cách thể hiện bản thân mình nhưng lại đắm chìm vào thế giới công nghệ đầy rẫy thông tin độc hại. Những thông tin đó ngày càng lấy đi thời gian, sức khỏe và động lực sống của đại đa số người trẻ.

        Việc để cho não bộ tiêu thụ quá nhiều thông tin rác qua việc lướt mạng xã hội sẽ khiến con người rơi vào trạng thái  "thối não". Thối não (Brain Rot) có thể làm hỏng không chỉ một thế hệ.

Author: Nguyễn Công Dương.

        
    
    

Nguyễn Công Dương

Nguyễn Công Dương – Hành trình tìm kiếm và tạo dựng giá trị. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã nuôi dưỡng niềm đam mê đặc biệt với ngành Y. Trải qua quá trình học tập và làm việc, tôi trở thành Y Sĩ Đa Khoa, từng công tác ở nhiều vị trí tại các phòng khám, bệnh viện và trực tiếp tham gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hiện tại, tôi đang hoạt động trong lĩnh vực nha khoa, không chỉ tập trung vào điều trị mà còn hướng đến việc nâng cao nhận thức về sức khỏe răng miệng – một yếu tố quan trọng nhưng thường bị xem nhẹ trong chăm sóc sức khỏe tổng thể. Trong quá trình làm việc, tôi nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa tâm lý học con người và kinh tế quản trị. Việc hiểu rõ hành vi, tư duy và động lực của con người không chỉ quan trọng trong y khoa mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong quản trị, vận hành và phát triển bền vững. Đây là chủ đề khiến tôi hứng thú và mong muốn khám phá sâu hơn. Chính vì vậy, tôi quyết định xây dựng một nền tảng chia sẻ kiến thức về Y tế - Kinh tế - Tâm lý học con người, không chỉ nhằm cung cấp thông tin hữu ích mà còn góp phần tạo ra giá trị cho cộng đồng. Đây cũng là hành trình tôi theo đuổi để khám phá và định hình giá trị của chính mình.

2 Nhận xét

  1. Giờ mình mới biết được thuật ngữ này, phải thừa nhận một trong những cách thư giãn của mình là xem mấy clip vô tri rồi cười ngặt nghẽo. Có khi mãi xem lố giờ đi ngủ :))))

    Cái gì cũng có hai mặt của nó. Đối với mình, có mấy hôm cả ngày vô cùng căng thẳng, đôi khi là bực dọc, khó chịu, lắm lúc trạng thái này kéo dài cả tuần, để giải tỏa nó đi thì mình hay tập thể dục như chạy bộ, đạp xe... đôi khi thì đọc sách, nghe nhạc hay vẽ vời, nhưng nó chỉ có hiệu quả khi mình buồn hoặc stress nhẹ. Còn lửa giận đùng đùng thì chỉ muốn giải tỏa hết ngay lập tức. Nếu hôm ấy trời mưa hay do bản thân đau ốm chẳng thể ra ngoài thì sao, nếu không có ai để tâm sự cùng thì biện pháp cuối của mình chính là những clip vô tri như thế. Minh bạch từng bài xich mạng xã hội, cho rằng chính nó sẽ làm mình stress hơn, nó không tốt, nhưng đúng thật cái gì cũng có hai mặt. Giờ mà minh bạch không được xem mấy clip chó mèo đánh nhau, hay đơn giản là chú sáu té sông... thì có lẽ cuộc sống mình sẽ mất đi một ít gia vị mất :"( (chú sáu té sông con cũng buồn... mà cũng có tí cười nhẹ ạ 😂😂😂 xin lỗi chú sáu)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những chia sẽ rất thú vị và góp phần xây dựng thêm nội dung bài viết cảm ơn bạn rất nhiều ! Đây là những thứ gia vị cuộc sống nhưng phải thật tỉnh táo để nhận ra được vị nào không tốt và tốt vào thời điểm nào.

      Xóa
Mới hơn Cũ hơn