Ngày nay khi đời sống tình dục ngày càng thoãi mái hơn thì những hệ lụy từ nó gây ra ngày càng nhứt nhối ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội. Bệnh xã hội - Bệnh lây truyền qua đường tình dục ngày càng gia tăng một cách chóng mặt, dần trẻ hóa về độ tuổi và đa dạng về thành phần xã hội. Việc chúng ta cần làm là nghiên cứu học hỏi để hiểu, để biết về những căn bệnh này cũng như phương pháp tự phòng tránh cho bản thân mình.
Giang mai là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm đến từ đời sống tình dục không an toàn. Vậy giang mai là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng, cũng nhưu phương pháp phòng ngừa ra sau? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có câu trả lời bạn nha.
{tocify} $title = {Mục lục bài viết}
1. Bệnh giang mai là gì ?
Bệnh giang mai (Syphilis) là một căn bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục. Bệnh do một loại xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây nên. Bệnh thường tiến triển một cách âm thầm với các triệu chứng như : nổi các nốt trợt nông sần cương cứng, hình bầu, đáy sạch màu đỏ như thịt tươi không đau,... xuất hiện một thời gian chúng lại biến mất và lành hẵn điều đó khiến người bệnh khó phát hiện bệnh và khi phát hiện bệnh đã chuyển sang giai đoạn khác.
Bệnh giang mai |
Bệnh giang mai hoàn toàn có thể được chữa khỏi hoàn toàn, thậm chí không tái phát nếu người bệnh phát hiện sớm và tuân thủ phác đồ điều trị thăm khám của bác sĩ điều trị.
2. Nguyên nhân
Tác nhân của bệnh giang mai do vi khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) do Schaudinn Hauffman tìm ra năm 1905. Vi khuẩn có dạng lò xo giống bao xoắn khuẩn khác, có từ 6- 14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này khá yếu khi ra khỏi vật chủ nó không thể sống quá vài giờ. Ở nhiệt độ khoảng 45 độ C vi khuẩn sẽ chết sau 30 phút ngược lại ở nhiệt độ thấp như trong nước đá vi khuẩn có thể giữ được tính di động rất lâu.
3. Giang mai và các con đường lây lan
Giang mai xuất hiện trong các tổn thương (săng, mảng, niêm mạc và hạch,...) do đó con đường lây nhiễm thường là những tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp của người lành với người nhiễm bệnh. Thời kỳ lây truyền bệnh mạnh nhất vào thời kỳ 1 và thời kỳ 2 của bệnh khi đó xoắn khuẩn Treponema pallidum có nhiều nhất trong các tổn thương da và niêm mạc người bệnh.
- Giang mai lây truyền qua đường tình dục: Đây là con đường lây lan chủ yếu của giang mai khi có đến 95% số người mắc bệnh do quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh giang mai. Người mắc bệnh giang mai da, niêm mạc ở bộ phận sinh dục có nhiều tổn thương và nhiều vi khuẩn giang mai gây trú ngụ. Khi người không mắc bệnh quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn giang mai tiếp tục lây lan.
![]() |
Các con đường lây truyền bệnh giang mai. |
- Giang mai lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc: Đây là con đường lây lan không phổ biến do bản chất vi khuẩn không thể tồn tại lâu bên ngoài môi trường khi ra khỏi vật chủ. Tuy nhiên trên thế giới vẫn ghi nhận những trường hợp mắc phải giang mai do sử dụng chung đồ dùng cá nhân có xoắn khuẩn giang mai của người bệnh như : dao cạo râu, bàn chải đánh răng, khăn tắm, đồ lót, bơm tiêm,...
- Giang mai lây truyền qua các chế phẩm truyền máu: Trong can thiệp y tế khi truyền máu đôi khi xảy ra những sai sót không đáng có là truyền các chế phẩm máu từ người cho máu nhiễm bệnh sang người nhận máu không nhiễm bệnh làm cho người được nhận máu trực tiếp nhiễm bệnh mà người cho máu đang mắc phải. Khi nhiễm bệnh qua con đường này thì người bệnh sẽ không xuất hiện các triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh mà xuất hiện các triệu chứng ở giai đoạn 2 của bệnh.
Hiện nay việc thực hiện nghiêm ngặc quy định kiểm soát chất lượng máu khiến cho việc lây lan giang mai qua con đường dường như không thấy nữa. Tuy nhiên vẫn còn len lỏi đâu đó những cơ sở truyền máu không đảm bảo quy định dẫn đến việc giang mai lây truyền trong quá trình truyền máu là rất đáng tiếc.
- Giang mai lây truyền từ mẹ sang con :
+ Nhiễm Trùng nhau thai : Giang mai có thể truyền từ mẹ sang cong trong 4 tháng đầu tiên của thai kỳ, gây nhiễm trùng bào thai tăng nguy cơ dị tật, sảy thai, sinh non, thai lưu,..
+ Nhiễm trùng đường sinh: Trẻ sơ sinh nguy cơ cao nhiễm giang mai từ mẹ qua đường sinh nở tự nhiên.
4. Thời gian ủ bệnh
Khi vi khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ cần một khoảng thời gian để tiến xâu hơn vào máu, sau đó mới gây ra những tổn thương trên cơ thể vật chủ và biểu hiện dần ra bên ngoài. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 3 - 90 ngày, trong giai đoạn này có thể người bệnh sẽ không xuất hiện những biểu hiện gì của bệnh nhưng vẫn có thể lây bệnh cho người khác.
Trung bình thời gian ủ bệnh của vi khuẩn giang mai trong khoảng 3 tuần và biểu hiện rõ các triệu chứng ở tuần thứ 2 - 4 sau khi lây nhiễm.
Tuy nhiên tùy thuộc vào từng người khác nhau mà có những tiến triển bệnh khác nhau. Bệnh có thể âm thầm sống chung với chúng ta cả đời mà đôi khi chúng ta không nhận ra. Bệnh đôi khi xuất hiện rầm rộ rồi lại khỏi đi với các triệu chứng không điển hình khiến chúng ta nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh vô tình lây lan bệnh cho nhiều người xung quanh.
5. Dấu hiệu, giai đoạn và triệu chứng nhận biết bệnh giang mai
Giang mai giai đoạn 1 (giai đoạn nguyên phát)
Đây là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện và điều trị bệnh giang mai kịp thời. Giai đoạn này có thể thấy một hoặc một vài vết tợt nông (biểu hiện cứng, tròn, không đau). Do không đau nên những vết trợt này thường không được chú ý, chúng xuất hiện kéo dài từ 3 đến 6 tuần và tự lành. Ngay cả khi vết trợt đã khỏi, việc điều trị vẫn cần được tiếp tục để ngăn chặn khả năng bệnh chuyển sang giai đoạn thứ phát.
Những nốt sần ở người bệnh giang mai. |
Giang mai giai đoạn 2 (giai đoạn thứ phát)
Ở giai đoạn thứ phát, người bệnh có thể bị phát ban da có thể xảy ra đồng thời với tình trạng tổn thương vùng màng nhầy niêm mạc như vết loét vùng miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Giai đoạn thứ phát thường khởi đầu bằng các phát ban tại một hoặc nhiều vùng trên cơ thể. Nốt ban đối xứng, màu hồng (còn gọi là đào ban giang mai vì nhìn rất giống hình ảnh hoa đào màu đỏ hồng hoặc hồng tím), ấn vào thì mất, không nổi cao trên mặt da, không bong vảy, không tự mất đi.
Những triệu chứng khác trong giai đoạn này có thể bị bao gồm sốt, sưng tuyến hạch, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, sụt cân, đau cơ, và mệt mỏi (cảm thấy rất mệt). Các biểu hiện này sẽ biến mất dù có chữa trị hay không. Nếu không chữa trị đúng cách, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn giang mai âm ỉ và có thể là tam phát.
Giang mai giai đoạn 3 (giai đoạn âm ỉ)
Trong giai đoạn nguyên phát và thứ phát, các biểu hiện có thể biến mất hoàn toàn, làm cho người bệnh lầm tưởng mình đã hết bệnh. Tuy vậy, giai đoạn này xoắn khuẩn giang mai vẫn còn tồn tại âm ỉ bên trong cơ thể và kéo dài nhiều năm, trước khi bước sang giai đoạn tam phát.
Giang mai giai đoạn 4 (giai đoạn tam phát)
Tam phát là giai đoạn cuối của bệnh giang mai, có xuất hiện sau 3-15 năm kể từ giai đoạn nguyên phát. Giai đoạn này được chia làm ba hình thức khác nhau là giang mai thần kinh (6.5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%). Trong đó, giang mai thần kinh gây viêm màng não, thoái hóa não, dẫn đến động kinh, đột quỵ, ảo giác; giang mai tim mạch gây ra phình động mạch chủ; và củ giang mai có khả năng làm biến dạng khuôn mặt người bệnh.
6. Xét nghiệm bệnh giang mai.
Xét nghiệm giang mai được xem là phương pháp hữu dụng để góp phần chẩn đoán căn bệnh xã hội này. Giữa các giai đoạn giang mai, nếu không có triệu chứng lâm sàng thì bệnh được gọi là giang mai kín và chỉ có thể xét nghiệm huyết thanh.
Hiện nay, để phát hiện sớm căn bệnh xã hội nguy hiểm này, có một số xét nghiệm cần được thực hiện như:
- Soi kính hiển vi trường tối:
Đây là xét nghiệm dành cho bệnh nhân giang mai ở giai đoạn đầu. Lúc này xoắn khuẩn giang mai chưa xâm nhập sâu vào máu nên có thể soi được bằng kính hiển vi trường tối. Người bệnh sẽ được lấy mẫu vật để soi dưới kính hiển vi tìm xoắn khuẩn, các mẫu vật có thể là vết loét, dịch âm đạo, dịch niệu đạo…
Xoắn khuẩn Treponema pallidum. |
- Sàng lọc RPR
Xét nghiệm RPR là phương pháp nhằm kiểm tra, sàng lọc nguy cơ mắc giang mai. Khi một người bị mắc giang mai, cơ thể sẽ tự sản sinh ra kháng thể chống lại sự phát triển của bệnh, xét nghiệm RPR là phương pháp giúp phát hiện ra kháng thể này.
- Tìm kháng thể đặc hiệu
Khi cơ thể bị các loại vi khuẩn hoặc độc tố tấn công, hệ miễn dịch sẽ tự động tạo ra một loại kháng thể – protein để chống lại tác nhân đó. Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu nhằm mục đích kiểm tra xem có sự xuất hiện của kháng thể chống vi khuẩn Treponema Pallidum hay không, qua đó chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh giang mai.
7. Cá biện pháp phòng bệnh bệnh giang mai
- Thực hiện lối sống lành mạnh khoa học qua việc ăn uống tập luyện.
- Đời sống tình dục lành mạnh một vợ một chồng, quan hệ tình dục an toàn có sử dụng biện pháp bảo vệ ưu tiên sử sụng bao cao su trong quan hệ tình dục để ngăn ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục.
![]() |
Ngăn ngừa bệnh giang mang bằng biện pháp tình dục an toàn. |
- Không sử dụng chung bất kì vật dụng cá nhân của người khác như: dao cạo râu, khăn tắm, khăn mặt, kìm cắt móng tay, đồ lót,...
- Phụ nữ có gia đình có ý định mang thai nên xét nghiệm tầm soát trước sinh để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé bạn nhé.
- Khám và kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng / 1 năm để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân mình. Nếu không có thời gian khám tại các cơ sỡ khám chữa bệnh bạn có thể liên hệ các đơn vị xét nghiệm máu tại nhà để thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tại nhà một cách an toàn nhanh chóng và bí mật.
Mình đang cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà với nhiều gói xét nghiệm khác nhau theo yêu cầu của từng gia đình. Các bạn có thể liên hệ đặt lịch, chọn gói xét nghiệm ở đây nhé ""
Nguồn : Sưu tầm
Y Sỹ Nguyễn Công Dương.