Trẻ mấy tháng tuổi thì mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm là tốt nhất ? Có nên cho trẻ ăn dặm sớm không ? Trẻ ăn dặm chậm có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không ? Đây chắc chắn là những câu hỏi mà các mẹ luôn thắc mắc trong quá trình chăm sóc con trẻ của mình và bài viết dưới đây sẽ mách mẹ thời gian cho trẻ ăn dặm tốt nhất nhé.
{tocify} $title = {Mục lục bài viết}
1. Ăn dặm là gì ?
Ăn dặm là bước chuyển lớn từ chế độ ăn hoàn toàn từ sữa mẹ hoặc sữa công thức (chế độ ăn dạng lỏng) sang chế độ có thức ăn dạng sệt, thức ăn dạng đặt dần rồi đến thức ăn có dạng miếng (như cơm, thịt cá, xúc xích,...). Chế độ ăn dặm sẽ đi kèm theo sữa mẹ hoặc sữa công thức bé vẫn dùng.
Bản chất việc ăn dặm chỉ là bổ sung thêm những thành phần dinh dưỡng mà sữa mẹ còn thiếu cho trẻ và là bước chuyển giao từ sữa mẹ sang thức ăn thông thường trong quá trình phát triển của trẻ.
Cho trẻ ăn dặm kết hợp cùng với sữa mẹ đem lại hiệu quả cao về mặt dinh dưỡng cho trẻ.
2. Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn dặm ?
Thông thường các bé có thể bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng cho tới 1 tuổi. Khi bé được 4 đến 6 tháng tuổi, bé bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mà sữa mẹ không thể đáp ứng đủ hoàn toàn các chất dinh dưỡng cần thiết, chính vì thế lúc này bé cần bổ sung thêm các thức ăn khác như bột ăn dặm, cháo, rau, hoa quả...
3. Tại sao không nên cho trẻ ăn dặm sớm ?
Khi bé được 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé cùng đã dần hoàn thiện hơn, dạ dày đã có thể tiết ra enzym amylase có chức năng tiêu hóa tinh bột. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì bé nên bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu và thời điểm thích hợp nhất cho trẻ ăn dặm là 6 tháng tuổi.
4. Trẻ ăn dặm muộn ảnh hưởng như thế nào?
Thời gian khuyến nghị cho trẻ ăn dặm là 6 tháng tuổi. Nếu để bé bắt đầu ăn dặm lúc 7 – 8 tháng tuổi, có khả năng trẻ sẽ thiếu chất và các chất dinh dưỡng cần thiết mà sữa mẹ không đáp ứng được. Đồng thời, đây là giai đoạn nhạy cảm để hình thành khẩu vị trẻ, nên ăn dặm muộn sẽ gây khó khăn về sau trong việc tiếp nhận nhiều mùi vị cũng như đa dạng thực phẩm cho trẻ.
5. Bữa ăn dặm của trẻ cần có những gì ?

Khi cho con ăn dặm, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cho bé
– Nhóm đạm: nguồn động vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm tép, lươn…; nguồn thực vật như đậu nành, các sản phẩm chế biến từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác.
– Nhóm béo: dầu, mỡ, bơ, hạt có dầu.
– Nhóm bột đường: gạo tẻ-nếp, bột mì, bánh mì, mì, nui, bún, phở, hủ tiếu, khoai, bắp.
– Nhóm vitamin và chất khoáng: rau củ, trái cây các loại.
Các mẹ có suy nghĩ rằng nêm chút mắm, muối vào đồ ăn dặm sẽ khiến món ăn đậm đà hơn và kích thích vị giác của trẻ thì các mẹ đã sai rồi nhé.
Vì ở những tháng tuổi đầu tiên các cơ quan của trẻ chưa hoàn thiện hoàn chỉnh đặc biệt là thận, Khi đó chức năng lọc của thận còn rất yếu việc các mẹ cho trẻ ăn muối sẽ khiến việc lọc của thận quá tải và gây tổn hại đến thận về lâu dài.
6. Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm.
![]() |
Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm |
Khi bắt đầu cho bé tập ăn một loại thức ăn nào mới, mẹ cần quan sát thái độ của con cũng như quan sát “sản phẩm đầu ra” của bé ngày hôm đó để xem bé có bị dị ứng với nhóm thực phẩm nào không.
Nên cho trẻ ăn từ từ chậm rãi từng thìa nhỏ một để trẻ thích nghi dần với việc ăn uống có khẩu vị, có màu sắc mà khiến bé khó chịu không hợp tác.
Cần kiêng nhẫn với trẻ, mới đầu khi trẻ bắt đầu ăn dặm việc trẻ nhè thức ăn, không chịu hợp tác bé quấy khóc là điều tất nhiên. Vì thế ba mẹ nên kiêng nhẫn đút cho bé ăn giãn thời gian ra từng bữa nhỏ để trẻ quen dần nhé.
Qua những chia sẽ trên phần nào cũng giúp các mẹ giải đáp được những thắc mắc trong hành trình ăn dặm của trẻ như nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ lúc nào, cho trẻ ăn dặm cần những lưu ý gì, và những tác hại của việc cho trẻ ăn sớm hơn hoặc muộn hơn so với thời gian khuyến nghị. Nếu các mẹ chưa biết cách cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng ? và các phương pháp ăn dặm được sử dụng trên thế giới có thể tham khảo bài viết tiếp theo "Ăn dặm thế nào là đúng ? Các phương pháp ăn dặm hiệu quả hiện nay"
Nguyễn Công Dương.