Chăm sóc sức khỏe chủ động là gì ? What is Proactive care?

   
Người Việt có một thói quen là Khi có bệnh mới tìm Bác Sỹ. Nó rất giống với câu thành ngữ " Mất bò mới lo làm chuồng". Sức khỏe là vốn quý nhất vậy tại sao không chủ động bảo vệ sức khỏe mà đến khi sức khỏe đã suy yếu mới lo chăm sóc. Bò mất rồi làm chuồng mua bò mới nhưng sức khỏe mất rồi kiếm lại như thế nào đây?

    Chúng ta cần phải nghiêm túc suy nghĩ lại về thói quen này và nên thay đổi nó bằng việc thực hiện chăm sóc sức khỏe chủ động hay không ? Lợi ích mang lại ra sao ? Cần làm như thế nào để chăm sóc sức khỏe chủ động?

{tocify} $title = {Mục lục bài viết}

 I.Chăm Sóc Sức Khỏe Chủ Động là gì? 

    Chăm sóc sức khỏe chủ động (Proactive Care) được hiểu là những hành động được thực hiện trước khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh lý. Đây là hệ thống các phương pháp giúp chúng ta chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe, đánh giá chức năng các cơ quan, tầm soát bệnh lý từ đó lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe ngắn hạn, dài hạn cho bản thân mình. 

II. Tại sao phải chăm sóc sức khỏe chủ động?

         Từ xưa đến nay việc phòng bệnh luôn được ưu tiên quan tâm hàng đầu hơn là việc chữa bệnh. Thế nhưng do tâm lý chủ quan của đại đa số người dân nên việc phòng bệnh ít được quan tâm và bỏ sót điều đó khiến tình trạng người mắc các bệnh mạn tính, ung thư, bệnh truyền nhiễm ngày càng tăng cao và đáng báo động. 

    Việc không phát hiện sớm các bệnh lý dẫn đến việc người bệnh không biết được tình trạng sức khỏe của mình hiện tại, vẫn giữ lối sống không điều chỉnh hoặc chủ quan trước các dấu hiệu cảnh báo của bệnh bằng việc tự điều trị thuốc tại nhà  khiến cho bệnh tình ngày càng trầm trọng và mất đi cơ hội được tiếp cận điều trị bệnh sớm. Hệ quả là khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị trở nên khó khăn hoặc không thể tiếp tục điều trị được làm cho chi phí điều trị tăng cao, tăng gánh nặng về tài chính cho gia đình cũng như áp lực lên  hệ thống y tế.

    Các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, ung thư,... hay các bệnh lý cấp tính như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,...đang ngày càng trẻ hóa điều đó cho thấy bệnh tật đã vượt quá rào cản tuổi tác và ai cũng trở thành đối tượng mà bệnh tật nhắm tới. Việc hiểu và chủ động bảo vệ cơ thể của mình là điều mà bất kì ai cũng cần quan tâm ngay lúc này.

III. Lợi ích của chăm sóc sức khỏe chủ động?

    - Tạo ra lá chắn toàn diện cho cơ thể.

    - Phát hiện sớm và điệu trị bệnh nhanh chóng hiệu quả .

    - Giảm chi phí điều trị cũng như áp lực lên hệ thống y tế.

    - Nâng cao chất lượng cuộc sống.

    - Nâng cao tuổi thọ.

    - Phòng bệnh cho chính bản thân, gia đình và xã hội. 

IV. Chủ động chăm sóc sức khỏe như thế nào ?

    1. Trang bị kiến thức. 

      Trang bị kiến thức về chăm sóc sức khỏe sẽ giúp bạn hiểu được cơ thể bạn cần điều gì và điều gì là đúng đắn nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh. 

    Qua việc đọc sách báo theo dõi các trang cung cấp thông tin lĩnh vực y khoa và đời sống xã hội sẽ giúp bạn có được sự đa dạng về kiến thức về phòng bệnh, chữa bệnh từ các liệu pháp dân gian, y học cổ truyền hay y học hiện đại.

    Hiểu biết được những loại thực phẩm nào mang nhiều lợi ích cũng như cách phối hợp, cách chế biến sau cho đảm bảo được giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị cho bữa ăn khiến bạn ăn ngon miệng và đầy đủ vi chất hơn. 

    Biết và chủ động tránh xa các tác nhân gây hại từ môi trường như tia UV, ánh sáng xanh, bụi mịn, khói thuốc, khí thải, thuốc bảo vệ thực vật ... 

    Tạo một lớp chắn bảo vệ ngay từ những thứ bạn tiếp xúc hằng ngày là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất.



    2. Thay đổi lối sống.    

        Khi đã trang bị cho mình đầy đủ kiến thức thì đã đến lúc bắt tay vào hành động đó là thay đổi lối sống sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học hiệu quả. 

    Chủ động tránh xa các loại thực phẩm, thức ăn gây hại cho cơ thể cũng như nên hạn chế ăn khi đang trong một quá trình điều trị bệnh nào đó. 

    Thay đổi bữa ăn như : ăn nhạt đi, không ăn thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng không đảm bảo,... sử dụng gia vị tự nhiên không qua chế biến phụ gia như: mật mía, nghệ tươi, mật ong,...

    Xây dựng bữa ăn đầy đủ các nhóm thức ăn: chất xơ, đạm, vitamin khoáng chất,... để cơ thể khỏe mạnh hơn ngay từ việc ăn uống hằng ngày. 

    Tăng cường vận động  và dành thời gian cho việc tập luyện thể chất, luyện tập tinh thần, thư giản giải trí giảm bớt căng thẳng quá mức dẫn đến stress gây nên nhiều vấn đề sức khỏe và tinh thần. 

    Ngủ trước 10 giờ tối và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp bạn có một ngày làm việc hiệu quả và chất lượng.  

    Đừng quên 2 lít nước mỗi ngày nữa nhé thật tệ nếu bạn không đủ nước cho một ngày làm việc và học tập.

    3. Khám sức khỏe định kỳ.

        Việc khám sức khỏe định kỳ được xem như bài đánh giá hiệu quả, thành công  của việc chủ động tham gia điều chỉnh lối sống mà bạn đang thực hiện. Qua các chỉ số  xét nghiệm cho bạn cái nhìn khách quan hơn về tình trạng sức khỏe của bạn chi tiết nhất.  

    Các chỉ số bất thường sẽ gợi ý để bạn  tìm hiểu  vị trí cơ quan nào có vấn đề, nguyên nhân gây ra các bất thường và tiến hành điều trị tập trung. Việc phát hiện và điều trị như vậy sẽ giảm thiểu được các biến chứng nặng do bệnh gây ra, giúp tiết kiệm chi phí điều trị cũng như đem lại hiệu quả điều trị cao nhất. 

     Xét nghiệm cho bạn biết bạn có đang mắc phải bệnh truyền nhiễm nào không qua đó có thể tiến hành tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, điều trị  và phòng ngừa lây lan cho những người xung quanh. 

    Dấu ấn ung thư là một dấu hiệu khá hay cho việc phát hiện sớm mầm móng ung thư đang phát triển bên trong cơ thể bạn.

     Khám xét nghiệm định kì là việc cần thiết nên làm nhất trong việc chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội. Mỗi người nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần để kịp thời nhận biết và chủ động trước các biến đổi của thể bạn nhé.

Cre: Nguyễn Công Dương.

          

        


Nguyễn Công Dương

Nguyễn Công Dương – Hành trình tìm kiếm và tạo dựng giá trị. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã nuôi dưỡng niềm đam mê đặc biệt với ngành Y. Trải qua quá trình học tập và làm việc, tôi trở thành Y Sĩ Đa Khoa, từng công tác ở nhiều vị trí tại các phòng khám, bệnh viện và trực tiếp tham gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hiện tại, tôi đang hoạt động trong lĩnh vực nha khoa, không chỉ tập trung vào điều trị mà còn hướng đến việc nâng cao nhận thức về sức khỏe răng miệng – một yếu tố quan trọng nhưng thường bị xem nhẹ trong chăm sóc sức khỏe tổng thể. Trong quá trình làm việc, tôi nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa tâm lý học con người và kinh tế quản trị. Việc hiểu rõ hành vi, tư duy và động lực của con người không chỉ quan trọng trong y khoa mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong quản trị, vận hành và phát triển bền vững. Đây là chủ đề khiến tôi hứng thú và mong muốn khám phá sâu hơn. Chính vì vậy, tôi quyết định xây dựng một nền tảng chia sẻ kiến thức về Y tế - Kinh tế - Tâm lý học con người, không chỉ nhằm cung cấp thông tin hữu ích mà còn góp phần tạo ra giá trị cho cộng đồng. Đây cũng là hành trình tôi theo đuổi để khám phá và định hình giá trị của chính mình.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn